Cách tính lượng mưa để sử dụng loại van xả hợp lý

Danh mục: Tin tức

BẢNG TÍNH LƯỢNG MƯA

Bảng 6.7. Lượng mưa trung bình tháng (mm)

TrạmTháng
123456789101112
Phú Ốc1226961831357977155395805598347
Huế13962526010810185146414797605330
Kim Long1185648581038965135384743585303
Phú Bài1707654597797110121413778515303
Lộc Trì15048325718018380112465822689334
Lăng Cô10029342912613193105392632556229
Bình Điền14048.270.1103184119124263439884600376
Tà Lương624151129238153134224477995742290
A Lưới714266159247186163226437924740298
Nam Đông10952621072161951672424691009812306
Thượng Nhật904162108223219147227425868686280

 

Trong chương trình dự báo thời tiết, các biên tập viên thường nói lượng mưa khoảng vài trăm hay vài chục milimét (mm). Vậy, tại sao người tà lại dùng milimét để đo lượng nước mưa mà không dùng mét (m), centimét (cm), việc đo lượng mưa diễn ra như thế nào?

Lượng mưa là chiều dày của lớp nước mưa rơi xuống tại một địa điểm nào đó. Nếu trong chương trình dự báo thời tiết, người ta thông báo “đo được lượng mưa khoảng 300mm”, thì điều đó có nghĩa, đường sẽ ngập khoảng 300mm nước sau cơn mưa nếu đất không ngấm nước. Tuy nhiên trong thực tế, đất sẽ ngấm nước và lượng nước đó lại chảy ra các sông, suối… nên chúng ta sẽ không thể cảm nhận trực tiếp được lượng nước mưa.

Với một cơn mưa có lượng mưa 200mm và cái sân 100m2 sẽ thu được 20m3 nước. Vì vậy, nếu mưa trên diện tích lớn ở nhiều tỉnh thành phố, lượng nước chảy về các sông suối sẽ cực kỳ lớn.

Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) quy định lượng nước mưa lớn hay nhỏ căn cứ theo số liệu dưới đây.

Mưa vừa: Từ 16 đến 50mm/24h, hoặc 8 đến 25mm/12h

Mưa to: Từ 51 đến 100mm/24h, hoặc 26 đến 50mm/12h

Mưa rất to: > 100mm/24h, hoặc > 50mm/12h

Theo các nghiên cứu về ảnh hưởng của mưa, từ cấp mưa to (51-100 mm/24h) trở lên đã bắt đầu ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống con người.

 

TUY NHIÊN TÍNH TOÁN LƯỢNG NƯỚC MƯA SẼ TÍNH THEO GIỜ VÀ DỰA THEO CƯỜNG ĐỘ MƯA

TỔNG LƯỢNG NƯỚC 1H = (Cường độ mưa/giờ) X Diện tích bề mặt (m2)

Ví dụ: cường độ mưa 100mm/h (0,1m/h), diện tích 20m2 thì công thức tính như sau:

Tổng lượng nước mưa 1 giờ = (0,1×20) = 2m3/1 giờ = 2000 lít/1 giờ = 33, 33 l/1 phút

  • THEO TÍNH TOÁN CÓ THỂ SỬ DỤNG VAN XẢ Q3, Q5, Q6

TUY NHIÊN THỰC TẾ SẼ CÓ RÁC VÀ NƯỚC TỪ NƠI KHÁC ĐỔ VỀ NÊN SẼ PHẢI TƯ VẤN CHUYỂN SANG VAN Q8 HOẶC DÙNG 2 THOÁT SÀN VAN NHỎ

* Cường độ mưa

Mưa lớn thường xuất hiện vào tháng 10, 11, tuy nhiên cũng có năm mưa lớn xuất hiện vào tháng 5, 6 nhưng tần suất xuất hiện rất nhỏ. Ở trong tỉnh mưa thường xảy ra trên diện rộng, mưa với cường độ lớn và tập trung trong một vài ngày nên rất dễ gây nên lũ quét và sạt lở đất vùng núi và xói lở bờ sông. Điển hình là đợt mưa lũ đầu tháng 11/1999, mưa toàn tỉnh phổ biến 1500-2300mm, mưa tập trung chủ yếu vào ngày 02-04/11/1999

Đặc biệt tại Huế mưa trong 1 giờ đạt 120mm, A Lưới là 96mm

trong 24 giờ lượng mưa tại Huế đạt 1422mm (từ 6h ngày 02 đến 6h ngày 3) và tại A Lưới là 891mm (từ 11h ngày 01 đến 11h ngày 02). Đợt mưa này đã gây nên lũ lịch sử cho vùng trung và hạ lưu các sông thuộc Thừa Thiên Huế.

 

VỚI LƯỢNG MƯA LỚN NHẤT THEO GIẢ ĐỊNH 120MM + NƯỚC TỪ TRÊN MÁI ĐỔ XUỐNG, TỔNG LÀ 200MM (0,2M), SÂN RỘNG 20M2

Tổng lượng nước mưa 1 giờ = (0,2×20) = 4m3/1 giờ = 4000 lít/1 giờ = 66, 67 l/1 phút

  • PHẢI SỬ DỤNG VAN XẢ Q8

 

Xem thêm bài viết tương tự:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *